Mua bán quân phục, phụ kiện ngành công an trên chợ online

Mua bán quân phục, phụ kiện ngành công an trên chợ online

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.

Chỉ với vài thao tác trao đổi đơn giản, bất cứ ai cũng có thể mua cho mình một bộ quân trang, quân phục y như thật của các chiến sĩ công an. Việc rao bán tràn lan các mặt hàng này trên mạng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Rao bán tràn lan

Chỉ cần gõ cụm từ “Quân phục công an” hay “Phụ kiện công an” trên công cụ tìm kiếm của mạng xã hội, hàng loạt kết quả tìm kiếm hiện lên với rất nhiều các cửa hàng, nhóm rao bán mặt hàng này.

Trong vai là người muốn mua đồ quân phục, PV Báo Lao Động gọi điện đến một chủ shop được quảng cáo trên Facebook và được người này giới thiệu chi tiết giá cả cho từng loại đồ, phụ kiện.

– Ở chỗ anh có bán đồ ngành công an đúng không? (PV hỏi)

– Đúng rồi, bên tôi có bán áo thun, áo khoác, thắt lưng và giày ngành… Thắt lưng có 4 loại, 190.000, 220.000, 260.000, 280.000 đồng. Áo khoác 280.000 đồng/cái, áo thun 190.000 đồng/cái. Áo khoác có in logo, mũ thêu logo ngành 120.000 đồng. Ví khắc logo ngành 350.000 đồng/cái.

Tại một cửa hàng khác, người đàn ông bán hàng còn giới thiệu chỗ của họ có bán, dập cả biển tên. Chỉ cần đọc tên và số hiệu là họ có thể dễ dàng làm cho người nào có nhu cầu.

– Tôi muốn mua 2 bộ cho nam giới và muốn dập biển tên có được không? (PV hỏi)

– Biển tên là 350.000 đồng/cái, chị chỉ cần đọc tên và số hiệu 6 số là có thể làm được biển tên, còn quần áo là 800.000 đồng/bộ – chủ cửa hàng nói.

Người đàn ông này nói thêm, nếu như không làm biển tên chuẩn mà lấy lại hàng mẫu của cửa hàng thì giá sẽ rẻ hơn, khoảng 200.000 đồng/cái.

Khi phóng viên thắc mắc sao giá lại đắt như vậy, chủ cửa hàng giải thích: “Đây là loại hàng khó lấy nên giá hơi cao, nếu lấy cỡ 5 thì rẻ hơn vì nhiều hàng”… “Nếu chị lấy cả quần áo, thắt lưng, mũ, giày, hàm và biển tên thì trên 2 triệu rưỡi/bộ. Bên em là bán rẻ hơn rồi đấy” – chủ cửa hàng này cho biết.

Chỉ được phép bán quần áo bảo vệ. Đồng phục bảo vệ.

Thậm chí, khi hỏi chủ cửa hàng rằng chúng tôi không phải người trong ngành mà mua đồ quân phục này thì có vấn đề gì không?, chủ cửa hàng khẳng định là không sao. “Không việc gì, như chị mua đóng phim thì không sợ. Ngày trước bên em có khách hàng mua 8 bộ, hơn 20 triệu đồng”.

Tại một số cửa hàng khác, chủ cửa hàng không bán cảnh phục nhưng đồ phụ kiện ngành thì luôn sẵn có. Ngay sau khi gọi điện thoại, nếu muốn đặt mua, khách hàng chỉ cần để lại thông tin địa chỉ là có thể có hàng ngay, rất dễ dàng.

Số khác thì tỏ ra khá dè chừng, khi phóng viên đặt vấn đề muốn mua cảnh phục công an, người này ngập ngừng, dò xét “Bạn phải là người trong ngành, chứng thực là người trong ngành thì mình mới bán hàng được cho bạn. Đây là hàng nhạy cảm không được cung cấp ra ngoài” – chủ cửa hàng nói.

Khi phóng viên đề nghị có thể qua cửa hàng để xem trực tiếp và chứng thực là người trong ngành không thì chủ cửa hàng lập tức từ chối: “Không… không được đâu, mình không cho địa chỉ cửa hàng được” – người này vội vã tắt máy.

Dù nói là chỉ cung cấp cho người trong ngành, thế nhưng quan sát trên trang bán hàng này thì việc mua bán vẫn diễn ra sôi động. Các mặt hàng mới được cập nhật liên tục với những lời mời chào và cam kết chất lượng…

Một trang Facebook công khai rao bán đồ quân tư trang của lực lượng công an. Ảnh: T.K

Dễ bị kẻ xấu lợi dụng

Thực tế cho thấy việc mua bán quân trang, phù hiệu của lực lượng quân đội, công an hiện nay khá dễ dàng. Điều này tạo ra nhiều kẽ hở cho các đối tượng xấu lợi dụng làm điều phạm pháp. Đã có không ít trường hợp giả danh công an, bộ đội đi lừa đảo được báo chí phản ánh.

Phân tích về vấn đề này, luật sư Lại Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, trước hết phải khẳng định rằng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục của Quân đội nhân dân hay lực lượng Công an nhân dân là những mặt hàng được Nhà nước sản xuất riêng và trang bị, cấp cho các đơn vị, cá nhân trong lực lượng vũ trang để thực thi nhiệm vụ. Như vậy, việc mua bán trao đổi những mặt hàng này là vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Nghị định 82 năm 2016 quy định về Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nêu rõ cấm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân làm giả, tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cũng tương tự với lực lượng Công an nhân dân, tại khoản 5, Điều 1, Nghị định số 29 năm 2016, Nghị định của Chính phủ đã sửa đổi bổ sung Nghị định 160 năm 2007 cũng đã quy định rõ về cấp hiệu, phù hiệu, trang phục của Công an nhân dân. Nghiêm cấm các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Công an nhân dân.

Tùy từng trường hợp cũng như tính chất, mức độ vi phạm, các đối tượng vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý, kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

Để lại bình luận

Scroll
0909136168
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes