Ngành giày da bảo vệ: Khắc phục điểm yếu

Ngành giày da bảo vệ: Khắc phục điểm yếu

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.
Để khắc phục điểm yếu thương hiệu, việc thu hút đầu tư hoặc hợp tác với các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển được xem là giải pháp giúp ngành giày da bảo vệ Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới. 

Cơ hội mới từ các FTA

Theo Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), Việt Nam hiện đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 3 về sản xuất da giày. Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày đạt 19,63 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện ngành da giày đang thu hút trên 2.000 DN tham gia, giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động, may đồng phục bảo vệ và là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

Ông Trương Thanh Hoài – Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) – nhận định, các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… đang mang đến nhiều cơ hội lớn cho ngành sản xuất da giày Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội các DN da giày cần phải quyết vấn đề nổi cộm hiện nay là phát triển thương hiệu.

Cụ thể, theo ông Hoài, mặc dù ngành da giày Việt xuất khẩu tới hàng trăm thị trường, thu về hàng chục tỷ USD giá trị nhưng DN vẫn nằm trong chuỗi gia công, chưa xuất khẩu được sản phẩm mang thương hiệu của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hút các DN nước ngoài vào mở nhà máy tại Việt Nam cũng như tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng thiết bị tiên tiến trong sản xuất giày dép sẽ là giải pháp tối ưu hiện nay cho ngành da giày Việt.Tăng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ

Đối với việc thu hút đầu tư, thời gian qua Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các DN nước ngoài khi đến Việt Nam như giảm thuế thuê đất, giảm thuế thu nhập DN, tạo thuận lợi trong các thủ tục… Nhờ đó nhiều DN nước ngoài đã mở nhà máy trên khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đơn cử ở Đồng Nai, gần đây Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) đã đầu tư nhà máy 100 triệu USD, công suất hơn 27 triệu đôi giày/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2020; tại Vĩnh Long, Công ty Bách Tỷ (thuộc Tập đoàn Lai Yih Footwear – Đài Loan) đã đầu tư dự án sản xuất giày dép với tổng vốn khoảng 70 triệu USD để may Áo đại cán bảo vệ.

Cùng với đó, việc tăng cường hợp tác và đầu tư máy móc công nghệ mới cũng được Lefaso chú trọng khi liên tục kêu gọi DN tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để tìm kiếm các công nghệ mới. Chẳng hạn trong tháng 7/2019, Lefaso đã tổ chức chuỗi triển lãm da giày 2019, thu hút tới 700 nhà sản xuất, cung ứng từ 32 quốc gia tham dự. Hầu hết các DN khi tới Việt Nam đều nhận thấy những cơ hội của các FTA và mong muốn được hợp tác với DN Việt.

Bà Gabriella Marchioni Bocca – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất máy, thiết bị và công nghệ dành cho sản phẩm giày, đồ da và thuộc da của Italia (ASSOMAC) – đánh giá, DN Italia có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có kinh nghiệm trong phát triển thương hiệu… trong khi đó, các DN Việt Nam có lợi thế về lao động nên cơ hội hợp tác giữa hai bên là rất lớn.

Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

Để lại bình luận

Scroll
0909136168
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes